HOTLINE - 0978797763

PHAPTUE.COM - PHẬT GIÁO | SỨC KHỎE | LÀM ĐẸP - UY TÍN TỪ CHẤT LƯỢNG

Bí mật: những căn bệnh uống thuốc hoài không khỏi phải làm sao?

Để ý thấy, trên thế gian này có rất nhiều người đã vướng vào những căn bệnh vô phương cứu chữa. Nghĩa là có uống thuốc, có phẫu thuật hay dùng bất cứ phương thuốc gì cũng đều không khỏi bệnh, vậy bí mật ở đây là gì? Nếu quý vị rơi vào trường hợp đó, thì không còn đơn giản là thân bệnh trong đời hiện tại nữa, mà có thể là do nghiệp, từ nhiều đời nhiếu kiếp mà chiêu cảm bệnh khổ hiện đời. Đã là nghiệp, thì phải dứt hoặc giảm nghiệp mới hết bệnh, cho nên chúng ta cần phải hiểu rõ.

Như ta đã biết, Đức Phật là Đại Y Vương, trị khắp các bệnh nơi thân và tâm của chúng sanh. Y sĩ trong thế gian chỉ trị được cái thân, dẫu cho y thuật cao siêu, xét đến kết quả thì trọn chẳng có ích gì cho thần thức của người bệnh ấy. Ông đã quy y Tam Bảo, phát Bồ Đề tâm, trị bệnh cho người ta, thì trong lúc trị thân bệnh, hãy nên kèm vào cách trị tâm bệnh. 

Vì sao nói vậy? 



Phàm những bệnh ngặt nghèo nguy hiểm, phần lớn là do sát nghiệp trong đời trước hay trong đời này tạo thành, nhưng người có bệnh ắt phải đoạn tuyệt chuyện ăn nằm mới chóng lành bệnh. Muốn giảm sát nghiệp trong đời trước hay trong đời hiện tại, phải kiêng giết ăn chay.

Lại còn phải chí thành niệm Phật và niệm Quán Âm, ắt bệnh sẽ mau được lành, vừa vun bồi đức, vừa gieo thiện căn. Nếu là bệnh do oán nghiệp thì ngoại trừ cách này ra, chắc chắn khó thể lành bệnh. Người ấy và cha mẹ, vợ con trong nhà do tâm gấp rút mong được lành bệnh, chưa chắc không chịu hành theo. Nếu họ chịu hành theo, sẽ gieo được thiện căn xuất thế. Từ đây sanh tâm chánh tín, sau này chắc sẽ do vì điều này mà liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh, đối với người ấy và đối với ông đều có lợi ích to lớn!



Đối với chuyện đoạn dục, hãy nên coi đó là cách trọng yếu bậc nhất để trị bệnh. Bất luận nội chứng hay ngoại chứng, bệnh chưa được lành lặn vẹn mười, muôn vàn chớ nên dính đến chuyện ăn nằm. Hễ nhiễm vào chuyện ăn nằm, bệnh nhẹ sẽ thành nặng, bệnh nặng có thể bị chết ngay, hoặc chẳng chết liền nhưng đã trở thành cái nhân ắt phải chết. Muốn chẳng bị chết, cũng thật khó khăn lắm! Dẫu cho không chết, chắc là trở thành kẻ bấy bớt, tàn phế, chắc chắn khó thể giữ được sức khỏe. Chẳng biết là do chính mình chẳng khéo dưỡng sức, lại đổ hô “y sĩ chẳng có bản lãnh thật sự!”

Bất luận nam hay nữ (đối với gái trinh và bà góa thì chẳng nên nói, còn những người khác thì không ngại gì), đều nên thẳng thừng, đanh gọn, nói rõ chuyện lợi – hại để bệnh họ dễ được lành, nhờ đấy cái danh của ông cũng được rạng rỡ. Thông thường y sĩ chỉ biết trị bệnh, chẳng nói đến chuyện kiêng kỵ cho căn bệnh, huống là chịu dạy người ta sửa lỗi hướng thiện để vun đức tích phước ư? Đấy chính là tâm hạnh của kẻ bán hàng rong chỉ mong cầu lợi ngoài đường, ngoài chợ, chứ không phải là tâm hạnh cứu vớt người, khiến cho cõi đời đều được sống lâu, huống là có thể khiến cho người ta do bệnh tật sẽ được vô thượng lợi ích “sống thì dự vào bậc thánh hiền, mất đi trở về cõi Cực Lạc” ư!



Cổ nhân nói: “Bất vi lương tướng, tất vi lương y” (Chẳng làm vị tể tướng giỏi thì làm thầy thuốc giỏi). Do vậy, gọi vị y sĩ là “đại quốc thủ”. Trong thế gian, y sĩ danh phận đã cao tột bậc, nếu kiêm dùng Phật pháp, nhờ vào đó để độ chúng sanh, hành Bồ Tát đạo, thật là nghề nghiệp quan trọng nhất trong hết thảy các nghề. Do con người trong khi bệnh hoạn, được nghe một y sĩ chẳng chuyên cầu lợi, có chí mong lợi người, phát Bồ Đề tâm bảo ban, ắt có thể khiến cho bệnh được lành thì tự mình chẳng thể sanh lòng chánh tín hành theo ư? Muốn gây lòng tin nơi người khác, chớ nên tính toán [bệnh nhân sẽ] tạ lễ nhiều hay ít rồi sanh phân biệt. Nếu với kẻ giàu bèn tích cực chữa trị, với người nghèo chỉ đãi bôi cho xong chuyện, lâu ngày người ta sẽ vì y sĩ hám lợi mà khinh thường, dẫu có nói những câu tạo lợi ích cho kẻ khác, người ta cũng chẳng tin theo.



Lại hãy nên gặp cha nói từ, gặp con nói hiếu, anh nhường, em kính, chồng hòa, vợ thuận, chủ nhân từ, tớ trung thành và nhân quả báo ứng thấu suốt ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai), sanh tử luân hồi trong sáu nẻo. Hễ có thể nói được với ai thì chẳng ngại gì hữu ý vờ như vô ý nhàn đàm, khiến cho người nghe dần dần mở mang tâm địa, biết sanh tử luân hồi đáng sợ, may là có pháp để liễu sanh thoát tử! Người làm được như vậy thì thật sự có thể gọi là “dùng pháp thế gian để hành Phật pháp, dùng trị bệnh nơi thân để chữa bệnh nơi tâm!” 

(Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư gởi cư sĩ Mã Tinh Tiều)
Theo Đường Về Cõi Tịnh.

___________________

TIN ĐỌC NHIỀU