HOTLINE - 0978797763

PHAPTUE.COM - PHẬT GIÁO | SỨC KHỎE | LÀM ĐẸP - UY TÍN TỪ CHẤT LƯỢNG

Những điều cần biết khi gặp động đất

Nhật Bản và Ecuador vừa trải qua những giờ phút kinh hoàng nhất của các trận động đất liên tiếp. Việt Nam ít khi có động đất nhưng chúng ta không nên vì thế mà chủ quan.

Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và các kỹ năng sống quan trọng sau sẽ giúp bạn có những cách xử lý đúng đắn nếu rơi vào tình huống trên.
Nguyên nhân dẫn tới động đất

Động đất có sức tàn phá khủng khiếp. Ảnh minh họa.
Động đất có sức tàn phá khủng khiếp. Ảnh minh họa.
Theo thư viện mở Wikipedia:
Động đât hay địa chấn là sự rung chuyển mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bao gồm các yếu tố nội sinh (vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo), ngoại sinh (thiên thach, trượt lở đất), nhân sinh (khai thác, xây dựng, thử hạt nhân dưới lòng đất).
Không phải tất cả các sự rung chuyển trên bề mặt trái đất đều được gọi là động đất, nó chỉ thực sự là động đất khi rung chuyển đủ mạnh tạo ra sự phá hủy trên diện rộng.
Về mặt vật lý, các rung chuyển đó phải có biên độ đủ lớn, có thể vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá và gây nứt vỡ.
Để đo các biên độ chấn động trên bề mặt trái đất, người ta sử dụng thiết bị đo có tên "địa chấn kế", đây là thiết bị giúp đo các rung động đủ mạnh và loại bỏ các rung động yếu.
Sức tàn phá khủng khiếp của động đất

Một cảnh đổ nát của Nhật Bản sau trận động đất. Ảnh Internet.
Một cảnh đổ nát của Nhật Bản sau trận động đất. Ảnh Internet.
Sức tàn phá của những cơn địa chấn lớn là vô cùng khủng khiếp, nhìn cảnh hoang tàn như ngày tận thế của Nhật Bản sau những trận động đất liên tiếp, chúng ta có thể thấy sức mạnh khủng khiếp của tự nhiên khiến con người trở nên thật bé nhỏ.
Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ.
Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê cũng như gây thiệt hại lớn cho con người. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị hư hại.
Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng.

Các nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2 nhóm chính dựa theo chiều di chuyển: 2 loại gọi là sóng khối (Body waves) và 2 loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves). Anhr Internet.
Các nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2 nhóm chính dựa theo chiều di chuyển: 2 loại gọi là sóng khối (Body waves) và 2 loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves). Anhr Internet.
Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính, còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Điểm bắt đầu (tâm chấn) cơn địa chấn gọi là chấn tiêu.
Tùy theo tình trạng ghi nhận sóng của trạm, nhà địa chấn tính ra cường độ, khoảng cách và độ sâu chấn tiêu với mức chính xác thô.
Kết hợp số liệu của nhiều trạm quan sát địa chấn sẽ xác định được cường độ (được đo bằng thang độ Richter) và tọa độ vụ động đất chính xác hơn.
Trong đó theo thang độ Richter thì từ thang độ 8 trở lên là mức mạnh, nguy hiểm, gây thiệt hại lớn. Còn trên 10 khá hiếm nhưng là mức cực cao và hậu quả vô cùng khủng khiếp.
Dự báo động đất

Động đất tới nay vẫn chưa thể dự báo. Ảnh minh họa.
Động đất tới nay vẫn chưa thể dự báo. Ảnh minh họa.
Dự báo động đất vẫn là vấn đề nan giải với các nhà địa chấn học vì thực tế rất khó có thể dự đoán chính xác được thời gian địa điểm, cường độ xảy ra.
Những quốc gia thường xảy ra động đất hoặc những vùng có động đất thường xuyên cần chủ động trước những tình huống bất ngờ nhất. Dựa vào các thông tin trực quan như:
1. Một số loài động vật như voi, chó, chồn, mèo,... có hành vi lánh nạn trước khi xảy ra động đất và sóng thần.
2. Các lớp đất đá và mực nước sông, hồ ở gần khu vực rút bớt bất thường hoặc tràn mà không có trận mưa lớn nào trong thời gian đó, thì đó là dấu hiệu của việc có sự biến động.
3. Quan sát bầu trời, hướng gió có một sự "yên lặng bất thường" bất thường trong bầu khí quyển, có những luồng sáng lạ (Chứa phần tử điện di động được hoạt hóa. Khi chạm tới bề mặt, chúng sẽ ion hóa các phần tử không khí và tạo thành luồng sáng).
Cách đối phó trước, trong và sau động đất

Trang bị kiến thức giúp chúng ta có cách đối phó với động đất. Ảnh internet.
Trang bị kiến thức giúp chúng ta có cách đối phó với động đất. Ảnh internet.
Kết hợp với các thông tin từ các phương tiện truyền thông để có cách ứng phó kịp thời. Có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra:
Trước động đất
Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ.
Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngã vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường.

Những hành động nên làm. Ảnh minh họa.
Những hành động nên làm. Ảnh minh họa.
Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn. Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất. Tắt các thiết bị tiềm ẩn nguy hiểm như thiết bị điện, nhiệt, gas,...
Tại một nơi dễ đến, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn. Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra.
Trong lúc động đất

Một số hành động nên và không nên làm. Ảnh minh họa.
Một số hành động nên và không nên làm. Ảnh minh họa.
Trong nhà:
Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà nên chui xuống gầm bàn, tìm góc phòng mà đứng. Tránh cửa kính, nơi có những vật nguy hiểm phía trên như quạt, đèn,...
Che mặt và đầu bằng sách, báo để khỏi bị các mảnh vụn trúng. Nếu mất điện, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
Tòa nhà cao tầng:

Tìm chỗ ẩn nấp. Ảnh Internet.
Tìm chỗ ẩn nấp. Ảnh Internet.
Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng không được dùng thang bộ. Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
Khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào, xem đồng hồ nước. Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà.
Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.
Ngoài đường
Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống mà đứng. Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu, không chui xuống gầm xe.
Xử lý sau động đất

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết đối phó. Ảnh minh họa.
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết đối phó. Ảnh minh họa.
Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu.
Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích.
Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không. Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài.
Thông báo các nhà chức trách. Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ.
Tri Thức Trẻ

TIN ĐỌC NHIỀU