Hôm nay Phaptue.com xin
chia sẻ với các bạn một chút về bệnh sâu răng (đau răng) và cách phòng bệnh
cũng như chữa bệnh nha.
Hầu như, không ai trong
chúng ta muốn bị sâu răng vì nó gây đau đớn cực kỳ, hơi thở có mùi, và càng để
lâu thì càng dẫn đến răng sâu nặng hơn và thậm chí là mất răng. Tuy nhiên đây
vẫn là một tình trạng phổ biến hầu như hết 80% mọi người đều gặp phải, đặc biệt
ở trẻ em và những người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi
nào.
Bây giờ hãy cùng với Pháp
Tuệ tìm hiểu nguyên nhân của bệnh sâu răng và các bước giúp phòng ngừa và chữa
trị sâu răng hiệu quả tại nhà bạn nha:
Răng sâu là bệnh gì và bệnh phát triển như thế nào?
Sâu răng là một quá trình diễn ra từ từ trong một
quá trình dài lâu, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ phát triển thành một lỗ
nhỏ trên răng, càng để lâu càng nguy hiểm và đau đớn. Sau một thời gian vi
khuẩn tích tụ trong miệng sẽ hình thành một chất dính được gọi là mảng
bám.
Mỗi lần chúng ta ăn
đường, chất ngọt hoặc thực phẩm nhiều tinh bột, mảng bám sẽ dần trở nên cứng
hơn tạo thành vôi răng (hay còn gọi là cao răng hình thành). Vi khuẩn trong
mảng bám, hay vôi răng sản xuất ra một loại axit hủy hoại phần khoáng chất cứng
bên ngoài của men răng. Việc này tạo nên những phần mềm, hoặc lỗ hổng trên
răng, được gọi là lỗ sâu răng.
Khi lỗ sâu này ngày một
sâu hơn nó sẽ ăn vào lớp bên trong mềm hơn của răng. Nếu nó tiếp tục ăn sâu vào
sẽ chạm tới tủy răng. Đây là tình trạng sâu răng rất nặng gây nhiều đau đớn,
nhức nhối và để lâu nữa có thể dẫn tới việc mất răng. Như ta thấy thì khi bị
viêm tủy thì cực kỳ đau đớn và ai trải qua cảm giác này rồi thì sẽ cảm thấy cực
kỳ mệt mỏi.
Những triệu chứng của bệnh sâu răng là gì?
Các lỗ sâu đôi khi nhìn
thấy được bằng mắt thường là các chấm màu đen hoặc nâu trên răng, tuy nhiên chỉ
có thể thấy rõ nhất và nhìn thấy hoàn toàn khi chụp X quang,. Các dấu hiệu sau
đây là biểu hiện bạn đang bị sâu răng:
- Hôi miệng lâu hoặc
miệng có vị khó chịu.
- Răng nhạy cảm, ê buốt
chân răng.
- Ê răng khi ăn chua, ăn
lạnh, ăn ngọt
- Cơn đau xuất hiện rõ
hơn khi tiếp xúc với nhiệt, lạnh và dùng thức ăn hay nước uống có đường.
- Xuất hiện một đốm
trắng như phấn trên răng, sau đó dần chuyển thành màu đen.
Cách chữa răng bị sâu và các lỗ sâu răng:
Khi bạn đau quá đến tìm
nha sĩ thì tùy vào mức độ nghiêm trọng mà nha sĩ của bạn sẽ áp dụng các biện
pháp sau đây:
- Thay thế phần răng đã
bị sâu bằng cách trám vào hay còn gọi là đi trám răng ( trám vết sâu
răng).
- Thực hiện lấy tủy răng
nếu dây thần kinh đã bị tổn hại, cách này tương đối khiến chúng ta mất nhiều
thời gian và khá là đau đớn vì phải mài bên trong chân răng.
Có nhiều cách khác nữa,
nhưng có một cách vừa ngăn ngừa sâu răng, làm sạch miệng hiệu quả đó là ngậm và
súc miệng hằng ngày bằng Rượu hạt cau. Rượu cau có tác dụng diệt khuẩn giúp chắc răng, khỏe nướu chữa
sâu răng và bệnh viêm nướu răng.
Chữa sâu răng đau răng bằng rượu cau Pháp Tuệ
Rượu cau cũng là một
loại thuốc dân gian rất tốt cho các bệnh về răng lợi, bảo vệ răng miệng toàn
diện. Từ xa xưa, ông bà ta đã có tập tục ăn (nhai) trầu cau, mặc dù ăn trầu
nhiều làm hàm răng xỉn màu nhưng nó lại giúp cho răng cực kỳ chắc khỏe. Nhưng
rượu cau thì nếu cách ngậm theo hướng dẫn của chuyên gia thì bạn sẽ không bị
xỉn màu răng thậm chí còn giúp trắng răng. Đọc thêm > Cách làm trắng răng nhờ ngậm rượu cau
Phương pháp hữu hiệu và
đơn giản nhất để phòng sâu răng là ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám, đây
chính là điểm mấu chốt. Vì mảng bám được tích tụ liên tục nên việc giữ răng
sạch mảng bám hàng ngày rất quan trọng và bạn cần nên quan tâm. Đó là lý do vì
sao việc chăm chỉ giữ gìn thói quen chăm sóc răng miệng, đánh răng, súc miệng
đều đặn hàng ngày là hết sức quan trọng, và ngậm rượu cau là cách đơn giản và
hiệu quả nhất chúng ta có thể áp dụng.
Ngoài ra, chúng ta cần
nên:
- Cắt giảm lượng thức
uống có đường cũng như hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột :
- Đánh răng ít nhất hai
lần mỗi ngày và mỗi lần ít nhất 2 - 3 phút
- Súc miệng bằng rượu
hạt cau mỗi ngày.
Áp dụng tất cả những
biện pháp trên, cộng với việc đi kiểm tra răng thường xuyên sẽ giúp răng bạn
luôn chắc khỏe và không bị sâu.